Mũi Đại Lãnh

Mũi Đại Lãnh hay còn được biết đến với tên Mũi Điện, là một mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn, hướng thẳng ra Bãi Môn, thuộc địa phận xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên.

Mũi Đại Lãnh do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện nên có tên gọi trước đây là Cap Varella trên các bản đồ cũ. Mũi Đại Lãnh dần được xem là điểm xa thứ hai về phía Đông, sau Mũi Đôi ở Vạn Ninh, Khánh Hoà và là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.

Có sự tích kể lại rằng sự hình thành mũi Đại Lãnh là do một con chim thần khổng lồ từ phương Bắc lao xuống khu vực này và hóa thành mũi núi nhô ra biển.

Năm 1836, hình tượng mũi biển Đại Lãnh được vua Minh Mạng cho thể hiện trên một trong chín chiếc Cửu Đỉnh đặt ở Thế Tổ Miếu bên trong Hoàng thành Huế.

Năm 2013, một loài thằn lằn mới có tên gọi là thằn lằn chân ngón kingsadai (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus kingsadai) được phát hiện tại khu vực mũi Đại Lãnh và được công nhận là loài mới trên tạp chí Zootaxa số 3686 phát hành tháng 7 cùng năm. Đây là loài ăn đêm và thường nằm sâu trong các hốc đá quanh đèo Cả và mũi Đãi Lãnh. Thằn lằn chân ngón kingsadai cũng là loài đặc hữu của Việt Nam.

Những bài viết gần đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *