Chỉ với 200K, bạn có thể tham quan tất cả các điểm sau đây, và nếu có thêm hướng dẫn viên nữa thì bạn sẽ phải mất ít nhất 01 buổi mới có thể tham quan hết những điểm này. Nào hãy bắt đầu với:
- Nghinh Lương Đình: nhà thủy tạ dành cho Vua nghỉ ngơi hóng mát mỗi khi đến tiết hạ nóng nực
- Phu Văn Lâu: nơi niêm yết các văn bản mà triều đình nhà Nguyễn cần bố cáo cho thần dân được biết
- Dạo bước một đoạn trên Kinh thành Huế
- Kỳ Đài (Cột cờ)
- Cửu vị Thần Công: những khẩu thần công lớn nhất Việt Nam
- Quảng trường & Cửa Ngọ Môn – Lầu Ngũ Phụng
- Cầu Trung Đạo với 02 Nghi Môn
- Sân Đại Triều Nghi: là nơi các quan đứng chầu trong các buổi thiết đại triều
- Điện Thái Hòa: Cung điện này đang được hạ giải, trùng tu nên không tham quan được nhé
- Hiển Lâm Các: được xem như đài kỷ niệm để ghi nhớ công tích các vua triều Nguyễn
- Cửu Đỉnh: 09 đỉnh đồng đặt tại sân Thế Miếu
- Thế Miếu (hay còn gọi là Thế Tổ Miếu): miếu thờ chung các vị vua triều Nguyễn
- Hưng Miếu (hay còn gọi là Hưng Tổ Miếu): miếu thờ ông Nguyễn Phúc Luân, thân sinh của vua Gia Long
- Cửa Chương Đức: cửa Tây của Hoàng Thành, cổng dành cho các bà trong cung ra vào
- Điện Phụng Tiên: là nơi thờ các vua, hoàng hậu triều Nguyễn, là miếu tính gia đình hoàng tộc mà người phụ nữ được vào chăm sóc hương khói cho tổ tiên
- (Hệ thống) Cung Diên Thọ: là nơi ở chính của các bà Hoàng Thái Hậu, với:
- Nhà Tả Trà: nơi dành cho quan khách nghỉ chân để chờ trước khi được Hoàng Thái Hậu tiếp kiến
- Điện Thọ Ninh: là nơi thường dùng cho các bà mẹ thứ của vua ăn ở
- Trường Du Tạ: là nơi để các bà Hoàng Thái Hậu đến dạo chơi, hóng mát, hưởng thú tiêu dao
- Khương Ninh Các: là nơi thờ Phật, thờ các vị thần thành nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của các bà trong nội cung
- Tịnh Minh Lâu: tọa lạc trên nền cũ của nhà hát Thông Minh Đường, một nhà hát cung đình khá đặc biệt, nơi tổ chức các buổi diễn tuồng và ca vũ nhạc truyền thống để phục vụ các bà Hoàng Thái Hậu
- Cung Trường Sanh: hoa viên dùng làm nơi dạo chơi, tiêu khiển của nhà vua
- Điện Kiến Trung: là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, vua Khải Định và vua Bảo Đại
- Cung Khôn Thái: là một trong ba cung điện được triều đình nhà Nguyễn xây dựng nhằm phục vụ cho việc ăn ở của các bà Hoàng Hậu
- Điện Càn Thành: là cung điện để vua ở và nghỉ ngơi, nơi “thâm cung bí sử” – một ẩn số cho đến ngày hôm nay
- Điện Cần Chánh: ngôi điện dùng làm nơi thường triều của nhà vua trong Tử Cấm Thành
- Hữu Vu (Tòa nhà dành cho quan võ) – Tả Vu (Tòa nhà dành cho quan văn): nơi dành cho các vị quan có phẩm hàm từ nhất phẩm đến tứ phẩm, nơi để các vị quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, cũng là nơi tổ chức thi Đình và tổ chức yến tiệc
- Thái Bình Lâu: là nơi vua thư giãn, nghỉ ngơi, đọc sách và viết sách, làm thơ
- Nhật Thành Lâu: là nơi mà Đức Từ Cung (mẹ của vua Bảo Đại) và các bà trong nội cung thường lui tới đọc kinh, niệm Phật, cầu an, …
- Vườn Ngự Viên: được xem như là một vườn hoa trong cung cấm, nơi các vị vua Nguyễn thường đến dạo chơi, thư giãn, làm thơ, …
- Vườn Thiệu Phương: là một trong những Ngự Uyển tiêu biểu của Triều Nguyễn
- Vườn Cơ Hạ: được xem là một kiệt tác của vườn cung đình, tên chữ Cơ Hạ được lấy từ chữ Vạn Cơ Thanh Hạ (sự thanh nhàn trong muôn vàn cơ sự)
- Duyệt Thị Đường: là nơi dành riêng cho Vua, Hoàng thân quốc thích, các quan đại thần, và quốc khách của triều đình đến xem biểu diễn nghệ thuật (chủ yếu là xem các vở Tuồng cung đình).
- Phủ Nội vụ: là nơi quản lý, cất giữ, dâng tiến, cấp phát các loại vàng bạc, châu ngọc, gấm vóc, tiền bạc và vật dụng quý phục vụ cho sinh hoạt của hoàng gia và triều đình
- Triệu Miếu (hay còn gọi là Triệu Tổ Miếu): miếu thờ ông Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng
- Thái Miếu (hay còn gọi là Thái Tổ Miếu): miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần
- Liên kết giữa các Tam Cung Lục Viện này còn có hệ thống Trường Lang
- Sau khi ra khỏi Hoàng Thành bằng Cửa Hiển Nhơn, bạn tiếp tục đến với Điện Long An, là tòa cung điện hiện được sử dụng làm nhà trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
- Viện Cơ Mật – Tam Tòa: trước đây là thủ phủ Phú Xuân
- Trường Quốc Tử Giám: Đối tượng được theo học ở Trường Quốc Tử Giám bao gồm: Tôn sinh (con em trong Hoàng tộc), Ấm sinh (con các đại thần trong triều), học sinh (các thanh niên thông minh tuấn tú trong cả nước), các tú tài, cử nhân đã đỗ kỳ thi Hương ở các tỉnh.
- Bonus thêm 01 điểm nữa là Đình Thương Bạc: nơi tiếp các sứ đoàn